Quay lại
16

Giải thoát khỏi các điều kiện sân bất thường (bao gồm vật cản cố định), Điều kiện động vật nguy hiểm, Bóng lún

Nhảy đến phần
Luật chính thức
Xem nội dung luật
In phần này
16
Giải thoát khỏi các điều kiện sân bất thường (bao gồm vật cản cố định), Điều kiện động vật nguy hiểm, Bóng lún
Mục đích của luật: Luật 16 quy định khi nào và làm thế nào người chơi có thể thực hiện giải thoát không phạt bằng cách đánh bóng từ một nơi khác khi bị ảnh hưởng bởi điều kiện sân bất thường hoặc điều kiện động vật nguy hiểm.
  • Các điều kiện này không được xem là một phần của các thử thách khi chơi trên sân, và thường sẽ được giải thoát không phạt trừ khi bóng nằm trong khu vực phạt.
  • Người chơi thường thực hiện giải thoát bằng cách thả bóng trong khu vực giải thoát được tính từ điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất.
Luật này cũng quy định cách giải thoát không phạt khi bóng của người chơi bị lún trong dấu bóng của chính nó trong khu vực chung.
16
Giải thoát khỏi các điều kiện sân bất thường (bao gồm vật cản cố định), Điều kiện động vật nguy hiểm, Bóng lún
16.1

Các điều kiện sân bất thường (bao gồm vật cản cố định)

16.1a(3)/1
Vật cản ảnh hưởng đến một cú đánh không bình thường không thể ngăn người chơi thực hiện giải thoát
Trong một số trường hợp, để thích ứng với hoàn cảnh, người chơi có thể có swing, thế đứng hoặc hướng đánh không bình thường để đánh bóng của họ. Nếu cú đánh bất thường đó không hoàn toàn bất hợp lý trong hoàn cảnh đó, người chơi được phép giải thoát không phạt theo Luật 16.1. Ví dụ: trong khu vực chung, bóng của người chơi thuận tay phải đến nằm yên ở rất gần một vật thể xác định ranh giới sân ở phía bên trái của hố. Theo đó, người chơi phải thực hiện cú đánh tay trái về hướng cờ. Khi thực hiện cú đánh tay trái, thế đứng của người chơi bị ảnh hưởng bởi một vật cản cố định. Người chơi được phép giải thoát không phạt khỏi vật cản cố định đó do việc sử dụng tay trái ở tình huống này là không hoàn toàn bất hợp lý. Sau khi hoàn thành việc giải thoát cho cú đánh tay trái, người chơi có thể sử dụng tay phải thuận cho cú đánh tiếp theo. Nếu lúc này vật cản ảnh hưởng đến cú đánh tay phải, người chơi có thể thực hiện giải thoát cho cú đánh tay phải đó theo Luật 16.1b hoặc đánh bóng từ nơi nó nằm.
16.1a(3)/2
Người chơi không thể sử dụng cú đánh không hợp lý để được giải thoát khỏi điều kiện
Người chơi không thể sử dụng một cú đánh không hợp lý để được giải thoát khỏi một điều kiện sân bất thường. Nếu cú đánh của người chơi là không hợp lý trong hoàn cảnh đó, sẽ không được giải thoát theo Luật 16.1, và người chơi phải đánh bóng từ nơi nó nằm hoặc thực hiện giải thoát bóng không đánh được. Ví dụ: trong khu vực chung, bóng của một người chơi thuận tay phải ở vị trí xấu. Một vật cản cố định ở gần đó sẽ không ảnh hưởng đến cú đánh tay phải thuận, nhưng sẽ ảnh hưởng đến cú đánh tay trái của người chơi đó. Người chơi cho rằng họ sẽ thực hiện cú đánh tiếp theo bằng tay trái và do đó sẽ được giải thoát theo Luật 16.1b do vật cản ảnh hưởng đến cú đánh đó. Tuy nhiên, vì lí do duy nhất mà người chơi sử dụng cú đánh tay trái là để thực hiện giải thoát khỏi vị trí xấu kia, việc sử dụng cú đánh tay trái trong hoàn cảnh này là không hợp lý, và do đó người chơi không được giải thoát theo Luật 16.1b (xem Luật 16.1a(3)). Quy tắc này cũng được áp dụng cho việc sử dụng thế đứng, hướng đánh hoặc gậy không hợp lý.
16.1a(3)/3
Áp dụng Luật 16.1a(3) khi bóng nằm trong lòng đất, bên trong một hố đào động vật
Khi xác định không cho phép giải thoát theo Luật 16.1a(3) đối với bóng nằm trong lòng đất, bên trong một hố đào động vật, phải dựa vào thế nằm của bóng ở miệng hố đào động vật đó, thay vì dựa vào vị trí của bóng trong lòng đất, bên trong hố đào đó. Ví dụ: trong khu vực chung, bóng của người chơi đến nằm yên trong lòng đất, bên trong một cái hố do động vật tạo ra. Có một bụi cây lớn ở ngay cạnh và che bên trên miệng hố đào động vật đó. Với tình trạng của khu vực ở quanh miệng hố đào động vật đó, nếu đã không có hố đào động vật ở đó, việc thực hiện cú đánh vào bóng của người chơi là không hợp lý (do bụi cây che bên trên). Trong tình huống này, người chơi không được phép giải thoát không phạt theo Luật 16.1b. Người chơi phải đánh bóng từ nơi nó nằm hoặc giải thoát theo Luật 19 (Bóng không đánh được). Nếu bóng nằm trong hố đào động vật nhưng không ở trong lòng đất, vị trí nơi bóng nằm sẽ được sử dụng để xác định tính hợp lý của cú đánh và xác định việc áp dụng Luật 16.1a(3). Nếu Luật 16.1a(3) không được áp dụng, người chơi được phép giải thoát không phạt theo Luật 16.1b. Quy tắc này cũng được áp dụng đối với bóng nằm trong lòng đất, bên trong một vật cản cố định.
16.1b/1
Quy trình giải thoát khi bóng nằm trong điều kiện sân bất thường trong lòng đất
Khi bóng đi vào một điều kiện sân bất thường và nằm yên trong lòng đất (và Luật 16.1a(3) không được áp dụng), quy trình giải thoát sẽ tùy thuộc vào việc bóng nằm trong khu vực chung (Luật 16.1b), trong bẫy cát (Luật 16.1c), trong khu vực phạt (Luật 17.1c) hoặc ở ngoài biên (Luật 18.2b). Các ví dụ khi được phép giải thoát và cách giải thoát:
  • Bóng đi vào một hố đào động vật qua lối vào ở trong một bẫy cát cạnh khu vực gạt bóng rồi nằm yên bên dưới khu vực gạt bóng đó. Do bóng không nằm trong bẫy cát hoặc trên khu vực gạt bóng, giải thoát sẽ được thực hiện theo Luật 16.1b đối với bóng trong khu vực chung. Vị trí nơi bóng nằm trong hố đào động vật đó được sử dụng để xác định điểm giải thoát hoàn toàn gần nhấtkhu vực giải thoát phải ở trong khu vực chung.
  • Bóng đi vào một hố đào động vật qua một điểm ở ngoài biên của lối vào. Một phần của lối vào ở trong sân, trong khu vực chung. Bóng được tìm thấy trong sân, trong lòng đất và trong khu vực chung. Giải thoát được thực hiện theo Luật 16.1b đối với bóng trong khu vực chung. Vị trí nơi bóng nằm trong hố đào động vật đó được sử dụng để xác định điểm giải thoát hoàn toàn gần nhấtkhu vực giải thoát phải ở trong khu vực chung.
  • Bóng đi vào một hố đào động vật qua lối vào trong khu vực chung, cách hàng rào ranh giới sân khoảng 1 foot. Hố đào động vật này dốc đứng xuống dưới hàng rào, do đó bóng được tìm thấy ở bên ngoài ranh giới sân. Do bóng ở ngoài biên, người chơi phải thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách bằng cách cộng thêm một gậy phạt và đánh bóng từ vị trí của cú đánh trước đó (Luật 18.2b).
  • Bóng có thể đã đi vào một hố đào động vật qua lối vào trong khu vực chung nhưng không biết hoặc gần như chắc chắn là bóng (chưa được tìm thấy) nằm trong điều kiện sân bất thường đó. Ở tình huống này, bóng bị mất và người chơi phải thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách bằng cách cộng thêm một gậy phạt và đánh bóng từ vị trí của cú đánh trước đó (Luật 18.2b).
16.1c/1
Người chơi thực hiện giải thoát tối đa có thể rồi quyết định thực hiện giải thoát trên-đường-thẳng-kéo-lùi-về-sau
Nếu người chơi thực hiện giải thoát theo phương án tối đa có thể, họ sẽ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện sân bất thường. Khi đó, họ có thể tiếp tục thực hiện giải thoát trên-đường-thẳng-kéo-lùi-về-sau với một gậy phạt. Nếu người chơi quyết định làm thế, điểm tham chiếu cho phương án giải thoát trên-đường-thẳng-kéo-lùi-về-sau là nơi bóng đến nằm yên sau khi thực hiện giải thoát tối đa có thể.
16.1c/2
Sau khi nhấc bóng, người chơi có thể thay đổi lựa chọn giải thoát trước khi đưa bóng vào cuộc
Nếu người chơi nhấc bóng của họ để thực hiện giải thoát theo Luật 16.1c, họ không bị ràng buộc vào lựa chọn giải thoát mà họ có ý định thực hiện theo Luật 16.1c cho đến khi bóng gốc được đưa vào trong cuộc hoặc đã được thay thế bởi một bóng khác theo lựa chọn đó. Ví dụ: người chơi chọn giải thoát khỏi nước đọng tạm thời trong một bẫy cát và nhấc bóng với ý định thực hiện giải thoát trong bẫy cát đó (Luật 16.1c(1)). Sau đó người chơi nhận ra rằng việc thả bóng trong bẫy cát đó sẽ dẫn đến một cú đánh rất khó. Sau khi nhấc bóng, nhưng trước khi đưa bóng vào trong cuộc, người chơi có thể chọn một trong hai lựa chọn có sẵn của Luật 16.1c cho dù ý định ban đầu của họ là thực hiện giải thoát theo Luật 16.1c(1).
16.1/1
Giải thoát khỏi điều kiện sân bất thường có thể dẫn đến kết quả tốt hoặc xấu hơn
Nếu người chơi có điều kiện ảnh hưởng đến cú đánh tốt hơn sau khi thực hiện giải thoát theo Luật 16.1, đó là may mắn của họ. Luật 16.1 không đảm bảo là người chơi sẽ có điều kiện tương tự hoặc tốt hơn sau khi thực hiện giải thoát. Ví dụ: khi thực hiện giải thoát khỏi một đầu phun nước (vật cản cố định) trong khu cỏ cao, điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất hoặc khu vực giải thoát của người chơi có thể ở trong fairway. Nếu điều này dẫn đến việc người chơi có thể thả bóng trong fairway, người chơi được phép làm thế. Trong một số trường hợp, sau khi giải thoát, người chơi có thể có điều kiện ít thuận lợi hơn so với trước khi giải thoát, như là khi điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất hoặc khu vực giải thoát ở trong khu vực có nhiều đá tảng.
16.1/2
Nếu bị ảnh hưởng bởi điều kiện sân bất thường thứ hai sau khi đã giải thoát hoàn toàn khỏi điều kiện đầu tiên, có thể tiếp tục thực hiện giải thoát
Nếu người chơi bị ảnh hưởng bởi điều kiện sân bất thường thứ hai sau khi đã giải thoát hoàn toàn khỏi một điều kiện sân bất thường khác, điều kiện thứ hai đó là một tình huống hoàn toàn mới mà người chơi có thể tiếp tục thực hiện giải thoát khỏi nó theo Luật 16.1. Ví dụ: trong khu vực chung, có hai khu vực nước đọng tạm thời ở gần nhau. Người chơi bị ảnh hưởng bởi chỉ một trong hai khu vực đó. Người chơi thực hiện giải thoát theo Luật 16.1 và bóng đến nằm yên trong khu vực giải thoát ở nơi mà không còn bị ảnh hưởng bởi khu vực nước đọng tạm thời đầu tiên, nhưng lại bị ảnh hưởng bởi khu vực thứ hai. Người chơi có thể đánh bóng từ nơi nó nằm hoặc thực hiện giải thoát khỏi khu vực thứ hai theo Luật 16.1. Kết quả là như nhau nếu có ảnh hưởng bởi một trong các điều kiện sân bất thường khác (hố đào động vật, mặt sân đang sửa chữa, vật cản cố định).
16.1/3
Người chơi có thể chọn giải thoát khỏi một trong hai điều kiện khi bị ảnh hưởng cùng lúc bởi hai điều kiện
Có nhiều trường hợp mà người chơi có thể đồng thời bị ảnh hưởng của hai điều kiện. Khi đó, người chơi có thể chọn giải thoát khỏi một trong hai điều kiện đó. Nếu sau khi giải thoát khỏi một điều kiện mà vẫn còn ảnh hưởng bởi điều kiện còn lại, người chơi có thể giải thoát khỏi điều kiện còn lại đó. Ví dụ:
  • Trong khu vực chung, một vật cản cố định ảnh hưởng đến khu vực swing dự kiến của người chơi và đồng thời bóng nằm trong một mặt sân đang sửa chữa. Người chơi có thể thực hiện giải thoát khỏi vật cản theo Luật 16.1 trước, thả bóng trong mặt sân đang sửa chữa đó nếu nó nằm trong khu vực giải thoát, rồi có thể chọn đánh bóng từ nơi nó nằm (trong mặt sân đang sửa chữa đó) hoặc tiếp tục thực hiện giải thoát theo Luật 16.1b. Tương tự, người chơi có thể thực hiện giải thoát khỏi mặt sân đang sửa chữa trước, và nếu vẫn bị ảnh hưởng bởi vật cản, tiếp tục giải thoát khỏi vật cản đó.
  • Bóng của người chơi bị lún trong khu vực chung trong một mặt sân đang sửa chữa. Người chơi có lựa chọn giải thoát theo Luật 16.1 đối với ảnh hưởng của mặt sân đang sửa chữa hoặc theo Luật 16.3 đối với bóng lún.
Tuy nhiên, trong các tình huống này, người chơi không thể, chỉ trong một quy trình giải thoát, thực hiện giải thoát khỏi hai điều kiện cùng lúc bằng cách thả một bóng trong khu vực giải thoát được xác định từ điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất khỏi cả hai điều kiện đó, trừ trường hợp sau khi người chơi đã liên tục thực hiện giải thoát khỏi mỗi điều kiện nhưng rồi quay về nơi họ đã bắt đầu.
16.1/4
Giải thoát thế nào khi bóng nằm ở phần trên cao của vật cản cố định
Khi bóng nằm ở phần trên cao của một vật cản cố định, điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất sẽ ở trên mặt đất, bên dưới vật cản đó. Điều này là để việc xác định điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất được dễ dàng hơn và để tránh việc điểm này nằm trên một cành cây của một cái cây gần đó. Ví dụ: bóng đến nằm yên trong khu vực chung, ở phần trên cao của một vật cản cố định, như là đường đi bộ hoặc cầu vượt qua một khu vực hõm sâu. Nếu người chơi quyết định giải thoát trong tình huống này, khoảng cách thẳng đứng được bỏ qua, và điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất là điểm X trên mặt đất, ở ngay bên dưới nơi bóng nằm trên vật cản cố định đó, miễn là người chơi không bị ảnh hưởng ở điểm này (như quy định của Luật 16.1a). Người chơi có thể thực hiện giải thoát theo Luật 16.1b bằng cách thả bóng trong khu vực giải thoát có điểm X là điểm tham chiếu. Nếu có ảnh hưởng bởi một phần của vật cản (như là trụ đỡ) đối với bóng ở điểm X, người chơi có thể thực hiện giải thoát theo Luật 16.1b bằng cách sử dụng điểm X là điểm trên mặt đất của bóng, từ đó tìm điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất. Xem Giải thích luật 16.1/5 đối với trường hợp bóng nằm trong lòng đất và bị ảnh hưởng bởi một vật cản cố định.
16.1/5
Làm sao để xác định điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất khi bóng nằm trong lòng đất, bên trong điều kiện sân bất thường
Khi bóng nằm trong lòng đất, bên trong một điều kiện sân bất thường (như là một đường hầm), quy trình sẽ khác với khi nó nằm trên cao. Trong trường hợp này, phải tính đến khoảng cách theo chiều ngang và chiều thẳng đứng khi xác định điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất. Trong một số trường hợp, điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất có thể ở ngay miệng hầm, và trong một số trường hợp khác, sẽ ở trên mặt đất ngay phía trên nơi bóng nằm trong đường hầm đó. Xem Giải thích luật 16.1/4 đối với trường hợp bóng nằm ở phần trên cao của một vật cản cố định.
16.1/6
Khi bóng đang chuyển động trong nước, người chơi có thể chờ trước khi xác định điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất
Khi bóng đang chuyển động trong nước đọng tạm thời, và người chơi thực hiện giải thoát theo Luật 16.1 bằng cách chọn nhấc bóng đó hoặc thay thế một bóng khác, người chơi được phép để bóng đó di chuyển đến một vị trí tốt hơn trước khi xác định điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất, miễn là họ không làm trì hoãn cuộc chơi một cách vô lý (Ngoại lệ 3 của Luật 10.1dLuật 5.6a). Ví dụ: bóng của người chơi đang chuyển động trong khu vực nước đọng tạm thời chạy ngang fairway. Người chơi đi đến bóng khi nó đang ở điểm A và nhận ra rằng nếu bóng di chuyển đến điểm B, cách A tầm 5 yard, điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất của họ sẽ ở chỗ tốt hơn nhiều so với việc thực hiện giải thoát từ điểm A. Miễn là người chơi không làm trì hoãn cuộc chơi một cách vô lý (Luật 5.6a), họ được phép trì hoãn việc giải thoát cho đến khi bóng di chuyển đến điểm B.
16.3

Bóng lún

16.3a(2)/1
Kết luận bóng có bị lún trong dấu bóng của chính nó hay không
Để thực hiện giải thoát theo Luật 16.3b, phải có thể kết luận một cách hợp lý là bóng đang nằm trong dấu bóng của chính nó. Ví dụ khi hợp lý để kết luận là bóng đến nằm yên trong dấu bóng của chính nó là khi cú đánh tiếp cận cờ của người chơi rơi vào vùng đất mềm trong khu vực chung ở phía trước khu vực gạt bóng. Người chơi thấy bóng nảy về phía trước rồi xoáy ngược lại. Khi người chơi đi đến bóng, họ thấy là nó bị lún trong dấu bóng duy nhất ở khu vực đó. Do có thể kết luận một cách hợp lý là bóng đã xoáy ngược lại dấu bóng của chính nó, người chơi có thể thực hiện giải thoát theo Luật 16.3b. Tuy nhiên, nếu cú phát bóng của người chơi rơi vào fairway rồi nảy qua một quả đồi, đến nơi không thể nhìn thấy được từ khu vực phát bóng, rồi sau đó được tìm thấy trong một dấu bóng, không thể kết luận một cách hợp lý là bóng bị lún trong dấu bóng của chính nó và người chơi không được phép giải thoát theo Luật 16.3b.
16.3b/1
Giải thoát bóng lún khi vị trí ngay phía sau bóng không ở trong khu vực chung
Khi người chơi được phép giải thoát bóng lún trong khu vực chung, có các tình huống mà vị trí ngay phía sau bóng lún không ở trong khu vực chung. Khi điều này xảy ra, quy trình giải thoát yêu cầu người chơi tìm điểm gần nhất trong khu vực chung, không gần hố cờ hơn vị trí ở ngay phía sau nơi bóng lún, và điểm này sẽ là điểm tham chiếu khi xác định khu vực giải thoát theo Luật 16.3b. Mặc dù điểm này thường ở rất gần với vị trí ngay phía sau nơi bóng lún, đôi khi nó có thể ở khá xa (như khi bóng lún ở ngay bên ngoài một khu vực phạt, và do địa hình của khu vực phạt đó, người chơi phải đi một quãng xa về bên trái hoặc phải để có thể tìm được điểm trong khu vực chung mà không ở gần hố cờ hơn). Quy trình này cũng được áp dụng khi bóng ở trong sân nhưng bị lún ở ngay cạnh ranh giới sân hoặc khi nó bị lún ở thành/vách phía trên một bẫy cát. (Mới)
XEM THÊM